- Hỏi: Cháu hiểu rằng tánh người có 16 thứ tánh như: thọ- tưởng - hành - thức – tài - sắc – danh - thực - thùy - tham – sân - si - mạn - nghi- ác - kiến.Trong đó có hành tức hành động.
Tánh Phật là một nguyên tử sáng có 4 thứ như: Thấy- Nghe- Nói- Biết
Cháu nghĩ rằng Tánh Phật muốn thực hiện 1 việc gì đó thì Tánh Phật cũng phải hành động thì việc đó mới thực hiện được.
Vậy Bác cho cháu hỏi là hành, tức hành động, có nằm trong tánh Phật không?
Thầy Nguyễn Nhân trả lời:
-Cháu học Thiền Tông thì phải hiểu căn bản như sau:
1/ Tánh Phật từ Phật Giới vào trái đất mượn Thân và Tánh Người tạo Công Đức.
Ở thế gian này không ai biết Công Đức là gì.
Như Vua Lương Võ Đế cất 72 ngôi chùa to, còn chùa nhỏ thì không tính hết được, thế mà nhà Vua không biết đến Công Đức là gì? Các vị tu hành có bằng cấp rất cao mà cũng không biết Công Đức là gì? Thì người bình dân làm sao biết Công Đức là gì mà tạo.
2/ Tánh Phật từ Phật Giới vào trái đất mượn Thân và Tánh Người tạo Công Đức, có ai dạy tạo Công Đức đâu mà tạo.
3/ Thân người là tứ đại duyên hợp mới có, là vô tri.
4/ Tánh Người là do điện từ âm dương cuốn hút thân tứ đại phát ra 16 thứ tánh.
5/ Hành của Tánh Người đứng vào hàng thứ 3.
6/ Tánh Phật chỉ: Thấy - Nghe - Nói - Biết, mượn thân và Tánh Người tạo Công Đức.
Nhưng Công Đức không ai dạy nên Tánh Phật mượn thân và tánh người Hành mà không biết đúng hay sai.
Vì vậy Tánh Phật điều khiển thân và tánh người Hành theo cái tưởng của Tánh Người.
7/ Ở trái đất này thân người Hành Động gì đều bị nhân quả theo luật quay âm dương của trái đất.
8/ Hành trong Thanh Tịnh tức suy nghĩ và hành động để giúp mình và giúp người Giác Ngộ Giải Thoát thì đây là HÀNH CỦA TÁNH PHẬT.
■ HỎI: CHỮ HÀNH CHỮ MẠN CÓ NGHĨA LÀ GÌ Ạ?
Thầy Nguyễn Nhân trả lời:
-Chữ HÀNH là chữ làm việc đó, hành động làm việc đó.
Từ thô là hữu vi, từ tế là vô vi.
Mình hành động bằng tay chân là hữu vi, mình suy nghĩ là vô vi.
Đó là chữ HÀNH.
Chữ MẠN này là nói đến cái thân tứ đại này là ta là trên hết rồi cái ý nghĩ của ta là trên hết, chữ Mạn.
Cái mạn này nó cũng có 2 cái dạng từ thô là hữu vi đến tế là vô vi.
Cái Mạn này ta là người tài giỏi, ta là người giàu có, ta là người đẹp...thuộc về hữu vi.
Ta là người hiểu biết sâu xa...đó là thuộc về vô vi đó.
Con người ta chết vì cái Mạn, Mạn rồi Nghi rồi Ác rồi Kiến.
Thành ra bởi vì, con người nó mang 16 thứ tánh này nó khó thoát ra quy luật nhân quả lắm.
THẾ GIỚI NÀY LÀ THẾ GIỚI NHÂN QUẢ, MÀ NHÂN QUẢ NÀY NÓ CỘT 16 THỨ TÁNH NGƯỜI.
Nó cột 16 thứ tánh người nó lôi đi theo nhân quả.
Mà NHÂN QUẢ MẠNH NHẤT LÀ CÁI GÌ? LÀ CÔ HỒN.
Mình đừng có tưởng tôi tu này, tu nọ là Giải Thoát, hoàn toàn không có.
Bây giờ nói tôi tu, tôi làm phước cho nhiều đi, tuy là nó cột vào cái đạo đó.
Khi thần thực thi nhân quả, anh có phước đức lớn quá, đẩy anh đi, đẩy anh lên các cõi trên.
Nhưng mà cái mà người ta nói tạo phước là do ai?
Là do các vị Thánh nói đó.
Đi sâu vào cái Đạo Phật Thiền Tông, nó giải thích rất rõ ràng cái này.
Mình vào bất cứ cái đạo nào mà mình không có phước đức thì hoàn toàn mình sẽ đi theo cái nhân quả chứ mình không có đi theo cái ham muốn của mình nữa đâu.
Bởi vậy Thiền Tông nó bắt buộc mình phải có 3 món.
Một là anh ham muốn tới đó, hai là anh phải có Công Đức.
Còn bên vật lý anh phải có phước đức thì anh mới đi lên.
Phước đức dương lên trên, phước đức âm ở trái đất này.
Nếu anh theo một cái đạo nào mà ANH KHÔNG CÓ PHƯỚC ĐỨC THÌ ANH ĐỪNG CÓ MONG MÀ ANH THÀNH TỰU THEO Ý CỦA MÌNH ĐƯỢC.
CÒN ĐI THEO THIỀN TÔNG KHÔNG CÔNG ĐỨC THÌ HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ SỰ THÀNH TỰU THEO Ý MUỐN CỦA MÌNH LÀ TRỞ VỀ PHẬT GIỚI.
Nên nhớ cái chỗ này. Đạo Phật Thiền Tông ra đời là chỉ rõ cái phần này thôi chứ không có cái gì khác.