KIẾN TÁNH NGƯỜI THÌ MỚI KIẾN TÁNH PHẬT

☆● HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ 16 THỨ TÁNH NGƯỜI ?

■ KIẾN TÁNH NGƯỜI THÌ MỚI KIẾN TÁNH PHẬT. CÂU NÀY CHÚNG TA PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO ?

■ Có 1 bài kinh Đức Phật dạy là :"  Như Lai thấy là hiếm có người nào từ các cõi trời, từ sắc giới đến vô sắc giới, Ngài kể hết các tầng trời từ thấp đến cao. Ngài nói :" Như Lai hiếm khi thấy có người ở trong cõi đó, mà sau khi thân hoại mạng chung ở trên cõi trời đó mà được sanh lại làm người, mà hầu hết là sanh vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh ". 

Sao kỳ vậy ? Không hiểu nổi. Người ta tu Thiền Định bao nhiêu năm mới đắc được cái thiền đó, từ sơ thiền cho đến tứ thiền, bát thiền cao biết mấy, vậy mà sao khi thân hoại mạng chung ở các cõi trời, không sanh được làm người, mà lại sanh vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh. Qua kinh này hiểu ra một điều rất là QUAN TRỌNG TUYỆT VỜI. Đó là, Con người :

" Muôn đời ngàn kiếp cứ rong đi. 
Lúc lên chót vót tận trời cao (Cõi trời). 
Lúc chui xuống tận lòng đất đỏ ( Địa ngục ). 
Tưởng rằng cao tột ấy là vui. 

Xuống tận lòng đất ấy là khổ. 
Khổ vui, vui khổ kẻ ngu đần. 
Bỏ vui, bỏ khổ là hơn người. 
Đường về Quê cũ không xa lắm. 

Chỉ tại lòng ham chẳng chịu về. 
Ham mê vật chất mãi lê thê. 
Đường trần rong ruổi đi đi mãi. 
Lường gạt với nhau để kiếm danh. 

Vì vậy người này không Giải Thoát. 
Muôn đời ngàn kiếp mãi trầm luân" 

+ Đức Phật dạy: 

Chúng ta cần phải Giác Ngộ ra 16 thứ Tánh người của mình trong sự tương giao trong đời sống, trong các mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với thiên nhiên, hay giữa con người với các loài vật. Bao la hơn nữa là với Vũ trụ, với thế giới bên ngoài. 

Sự GIÁC NGỘ CHỈ CÓ ĐƯỢC TRONG SỰ TƯƠNG GIAO, TRONG CÁC MỐI QUAN HÊ CỦA ĐỜI SỐNG CỦA CHÍNH CHÚNG TA.

Thời Đức Phật, Ngài sanh ra trong một bối cảnh xã hội, thời đó người tu là phải khổ hạnh, phải Thiền định, phải luyện tập pháp môn này, pháp môn kia. 

Họ cho rằng tu hành là rèn luyện tiểu ngã để trở thành Đại ngã. Tức là họ mong muốn đạt được những cái tốt đẹp, cao siêu cho nên người ta cố gắng rèn luyện phương pháp này, phương pháp kia tùy theo họ chọn lựa. 

Chính vì vậy mà việc tu hành của họ là cứ phải tìm phương pháp này đến phương pháp kia , tìm mọi thủ thuật để rèn luyện, để đạt thành "CÁI GÌ ĐÓ ". Tức là luôn luôn muốn :" TRỞ THÀNH ". Đây là loại người " TINH TẤN" .

Trong tu hành có hai loại người, người " TINH TẤN" và người " ĐỨC TIN". 

Người " Tinh tấn " là mẫu người như trên. Còn người "Đức tin"  thì họ tin tưởng là nếu  họ cầu nguyện và đặt hết niềm tin vào một Đấng nào đó, thì Đấng đó sẽ cứu rỗi mình.

Còn Đạo Phật là đạo Trí tuệ " Duy Tuệ Thị Nghiệp " không phải là "Tinh Tấn" hay " Đức Tin".

Tinh tấn trong Đạo Phật là ta nhận ra được đâu là Chơn, đâu là hư để không chạy theo ảo tưởng mà quay về với THỰC TẠI " SỐNG VỚI TÁNH BIẾT LUÂN HỒI MÀNG CHI ".

Tại sao nói GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT là nằm ngay trong các mối quan hệ, trong sự tương giao ? 

Còn nếu mình theo một phương pháp nào đó công phu tu tập,  thì chắc chắn sẽ đạt được được kết quả như mình mong muốn, có thể đạt được an lạc, có thể đạt được Thiền định, có thể đạt được thần thông, và điều này chỉ làm tăng thêm bản ngã của mình, chỉ nằm ở chỗ "TƯỚNG" , TUYỆT ĐỐI KHÔNG THỂ NÀO GIẢI THOÁT. 

Vì có sự "ĐẠT ĐƯỢC" thì nó sẽ đi theo quy luật  "THÀNH- TRU- HOẠI- DIỆT" ở thế gian này.

Cái an lạc, hạnh phúc do dựa vào "cái gì" đó để mà có, ví dụ như "nhờ anh", "nhờ em",  "nhờ con", "nhờ cha" hay "nhờ mẹ", "nhờ xếp"..v..v....thì sẽ đem đến cho ta đau khổ khi không còn có "ai" để "nhờ". 

Nơi nào có hạnh phúc, nơi đó có khổ đau. Phải nhận ra được sự thật này, vì cơ bản hạnh phúc hay khổ đau, thiện hay ác, vui hay buồn.....cũng chỉ là HAI MẶT CỦA MỘT BẢN THỂ, là ĐỐI ĐÃI trong thế giới sinh diệt này.

Cho nên mới nói cuộc đời này là một trường Thiền rất lớn, chính trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, bạn bè và bất kỳ một sự vật hiện tượng, một mối tương giao đến với mình trong cuộc đời này đều là trường Thiền.

Mỗi một còn người có một trình độ, căn cơ, nghiệp báo khác nhau nên không thể nào có tiếng nói chung được. 

Vậy cho nên không thể nào theo ý muốn của mình được. Người nào CÀNG MUỐN NHIỀU CHỪNG NÀO, NGƯỜI ĐÓ CÀNG ĐAU KHỔ NHIỀU CHỪNG ĐÓ. 

Bời vì cuộc đời này mình có mặt ở nơi này, sanh ra là để cho mình TÌM VỀ CỘI NGUỒN CỦA SANH MẠNG, chứ không phải có mặt ở đây để được hạnh phúc, an lạc, mà để cho mình GIÁC NGỘ để Thực hành tiến trình QUAY TRỞ VỀ NGUỒN CỘI CỦA CHÍNH MÌNH.

+ Đức Phật dạy : 

Nơi đây không phải là nơi dừng chân cho sự khổ đau, mà là nơi dành cho các bậc Giác Ngộ , nhưng các bậc Giác Ngộ phải biết thức tỉnh.

Ví dụ có người sống trong thuận cảnh muốn gì thì được đó, còn có người thì sống trong nghịch cảnh, trái ý nghịch lòng. Chính cái trái ý, nghịch lòng mới bớt đi lòng ham dục của con người. 

" Tôi thích uống nước nóng ", người kia nói :" Không được, phải uống nước đá " thì mới buông đi cái sở thích của mình xuống, bớt tham đi, mai mốt uống nước gì cũng được hết. Có nghịch thì mới bớt lòng tham của mình. 

Hôm nay mình bị mất của, bị bệnh hay mất người thân...v..v...tất cả những gì đến với ta cũng chỉ là để cho ta NHẬN RA MỘT CÁI GÌ ĐÓ, sự vô thường chẳng hạn. 

Phải hiểu là tất cả mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời này đều là ĐIỀU KỲ DIÊU hết, đều là một bài học gì đó để cho người đó học bài học của mình, để chuyển hóa, để thăng tiến chứ không có gì hết.

Theo lẽ thường tình con người từ cõi người, tu tập tốt thì lên cõi trời Dục Giới, tu tập Thiền định tốt thì lên cõi trời Sắc Giới, rồi tu tập Thiền Định tốt hơn nữa thì vô cõi Vô Sắc Giới, tột đỉnh của Tam giới rồi.

Nhưng có 1 bài kinh Đức Phật dạy là :"  Như Lai thấy là hiếm có người nào từ các cõi trời, từ sắc giới đến vô sắc giới, Ngài kể hết các tầng trời từ thấp đến cao. Ngài nói :" Như Lai hiếm khi thấy có người ở trong cõi đó, mà sau khi thân hoại mạng chung ở trên cõi trời đó mà được sanh lại làm người, mà hầu hết là sanh vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh ". 

Sao kỳ vậy ? Không hiểu nổi. Người ta tu Thiền Định bao nhiêu năm mới đắc được cái thiền đó, từ sơ thiền cho đến tứ thiền, bát thiền cao biết mấy, vậy mà sao khi thân hoại mạng chung ở các cõi trời, không sanh được làm người, mà lại sanh vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh. Qua kinh này hiểu ra một điều rất là QUAN TRỌNG TUYỆT VỜI. Đó là, Con người :

" Muôn đời ngàn kiếp cứ rong đi. 
Lúc lên chót vót tận trời cao (Cõi trời). 
Lúc chui xuống tận lòng đất đỏ ( Địa ngục ). Tưởng rằng cao tột ấy là vui. 

Xuống tận lòng đất ấy là khổ. 
Khổ vui, vui khổ kẻ ngu đần. 
Bỏ vui, bỏ khổ là hơn người. 
Đường về Quê cũ không xa lắm. 

Chỉ tại lòng ham chẳng chịu về. 
Ham mê vật chất mãi lê thê. 
Đường trần rong ruổi đi đi mãi. 
Lường gạt với nhau để kiếm danh. 

Vì vậy người này không Giải Thoát. 
Muôn đời ngàn kiếp mãi trầm luân" 

Mỗi một sự vật, sự việc đến với mình đều là bài học, là đề thi để cho ta học, để cho ta thi, đều là đáng gặp hết. 

Điều gì xảy ra với mình là tất yếu phải xảy ra. Đó là sự vận hành tự nhiên của trời đất. 

Trong sự tương giao của các mối quan hệ, chuyện thuận hay nghịch là để cho ta soi lại chính mình. 

Đây mời là Thiền, mới là Giác Ngộ. Chứ không phải đi tìm sở đắc này, sở đắc nọ. Từ trong trở ngại, từ trong đau khổ mà Giác Ngộ.

Đức Phật có lòng đại từ đại bi với tất cả chúng sanh là bởi vì Ngài không trách ai bao giờ, cho dù người đó có xấu xa như thế nào ? 

Khi trở về với Đạo là chỉ có MINH chứ chưa có HẠNH, mà MINH HẠNH TÚC chính là 1 trong 10 danh hiệu Phật. 

Phật Giác Ngộ hoàn hảo gọi là Minh Hạnh Túc. 

Mà Hạnh là phải trãi qua muôn ngàn thử thách, chông gai, đau khổ, phiền não ..v..v...Vượt qua được thì chính là hun đúc cái Đức cho mình. Cho nên thật ra không cần TU,  mà chỉ HỌC và HÀNH thôi. 

Học để thấy được SỰ THẬT của vấn đề, của các mối quan hệ mà mình đang tương giao để mà Giác Ngộ.

+ Khổ thì có 8 loại khổ : 1.SANH, 2. LÃO, 3. BỆNH, 4. TỬ. 5. KHỔ. 5. YÊU THƯƠNG MÀ PHẢI XA LÌA. 6. GHÉT NHAU MÀ SỐNG VỚI NHAU, KHỔ (gọi là oán tắng hội khổ). 7. CẦU MÀ KHÔNG ĐƯỢC NHƯ Ý. KHỔ. 8. NGŨ UẨN SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC .KHỔ. 

+  Khổ tự nhiên : Ví dụ như ăn no quá cũng khổ, nóng quá, lạnh quá đều khổ. Khổ này giúp cho mình phát huy Trí Tuệ và khả năng, ví dụ như học cách thích nghi với hoàn cảnh và môi trường. 

Tất cả những bài học mình học được từ trong những mối quan hệ, trong cuộc sống của mình gọi là TU.

Khi mình hiểu ra được nguyên nhân của sự khổ, hiểu được quy luật luân hồi sanh tử vận hành nơi thế gian này, chúng ta có mặt nơi đây là kế thừa dòng sinh nghiệp mà mình đã từng tạo ra từ vô thủy kiếp đến nay, thì ngay đó sự đau khổ đã không còn. 

Bài học cuộc đời đến với ta, ta phải chịu học thì mới thấy ra, vì ta không chịu học nên không bao giờ lên lớp. 

Bài học này cực kỳ khó khăn, không được trốn chạy. Đã sinh ra trong cuộc đời này, muốn Giác Ngộ Giải Thoát thì vui lòng học bài học mà cuộc đời ban tặng cho bạn. 

Bài học càng khó thì sẽ cho mình hai chữ Đức và Hạnh. Đức là Tự Tánh mình đã sẵn có, còn Hạnh là phát huy từ cái bên ngoài.

Việc gì xảy ra cũng đều đúng lúc cả, đúng để cho mình Giác Ngộ. 

Mình muốn khác đi cũng không được. Khởi đầu đúng lúc và chấm dứt cũng đúng lúc luôn. Có khi lẽ ra nó phải chấm dứt rồi nhưng do phản ứng của mình mà nó kéo dài ra thêm

Ví dụ như mình hay nổi sân, mà mình trọn vẹn lắng nghe nguyên nhân mình sân thì mình sẽ hết sân rất dễ dàng. Nhưng khi mình tìm cách này, cách nọ để đè nén, đàn áp cái sân đó, thì cái sân đó sẽ đi vào trong tạng thức của mình, khi nó trào ra nó sẽ mạnh hơn lúc ban đầu. 

Mình không chịu sống trong hiện tại, mà mình cứ sống trong quá khứ, rồi vọng đến tương lai, tức là mình đã sống trong cái mất trật tự rồi. Chính cái mất trật tự này làm cho mình Bất An. 
Thì sao mà Tự Tại được.

MUỐN TỰ TẠI THÌ PHẢI BIẾT SỐNG TRONG HIỆN TẠI MỚI CÓ THỂ QUAY TRỞ VỀ CHƠN TÁNH BÌNH YÊN ĐÃ CÓ SẴN TRONG TA TỰ THUỞ NÀO.

■ NGOÀI RA MUỐN GIẢI THOÁT THÌ CẦN PHẢI CÓ CÔNG ĐỨC TRONG SÁNG VÀ NẮM VỮNG CÔNG THỨC HOA TIÊU.( TÌM HIỂU TRONG THIENTONG.COM)

■  CĂN BẢN 16 THỨ CỦA TÁNH NGƯỜI NHƯ SAU

1. Một là Thọ:

“Bộ phận Thọ” này là nhận: Khổ, vui, buồn, thương, giận, ghét, v.v...

2. Hai là Tưởng:

“Bộ phận Tưởng” này là tưởng tượng ra đủ thứ trên đời, chính cái Tưởng này, con người tưởng tượng ra để lường gạt người ngu dại!

Còn người ngu dại thì bị sai lầm!

3. Ba là Hành:

“Bộ phận Hành” này có 2 phần:

1. Hành mà Thanh Tịnh, là Hành của Điện Từ Quang, Hành này có 3 phần:

A- Dẫn 4 phần trong Phật Tánh đi xa hoặc thu gần.

B- Dẫn 1 phần rất nhỏ của Kim Thân 1 vị Phật, Phân thân, Hóa thân hay Ưng thân đến trong Tam giới nào đó trong Vũ trụ này.Nơi nào có loài Người sinh sống, mà người đó muốn Giải Thoát, thì vị Phật trong Bể Tánh mới giúp.

Còn người không muốn Giải Thoát, vị Phật không giúp.

Vì sao vậy?

2. Vì người này thích luân hồi, thì vị Phật trong Phật Giới làm sao giúp họ được.

- Giống như ở Thế giới này, bọn trẻ thích nô đùa, có vị nào bảo nó nghỉ, nó sẽ chửi vị này ngay!

Để chứng minh phần này: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đại chúng và ông Xá Lợi Phất đừng dụng công Tưởng, Nghi, Tìm nữa.

Đức Phật bị ông Xá Lợi Phất và những người có mặt chửi Đức Phật liền!

4. Bốn là Thức:

“Bộ phận Thức” này là “Biết”.

Nhưng Biết Thanh Tịnh là Phật Tánh Biết.

Còn biết mà chồng thêm cái ham muốn nữa, tức dính mắc, là cái biết của tánh Người.

5. Năm là Tài: Cũng vì có thân Tứ đại nên phải tìm đủ mọi cách kiếm cho nhiều tiền, của, để cung phụng cho thân Tứ đại này, nên sanh ra tham Tài.

6. Sáu là Sắc:

Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này thụ hưởng sắc đẹp của thân và vật chất, nên tìm kiếm, sanh ra tham Sắc.

7. Bảy là Danh:

Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này và Vọng tánh của mình được hơn hẳn những người chung quanh, nên phải làm sao cho có danh tiếng hơn người.

Khi có danh tiếng rồi, nếu bị người khác đả phá hay cướp lấy, không thể nào chịu nổi, do đó phải bám lấy Danh cho được.

8. Tám là Thực:

Cũng vì muốn cho thân Tứ đại này đầy đủ, sợ nó gầy, xấu đi, nên bày đủ thứ để ăn uống cho thân Tứ đại khỏe mạnh bền lâu, nên tìm đủ thứ các món ăn dù tốn kém bao nhiêu cũng được, do đó phải tìm Thực cho thật ngon.

9. Chín là Thùy:

Sợ thân Tứ đại bị xấu đi, nên tìm cách ngủ nghỉ cho êm ấm, nên phải tìm chỗ cao sang để Thùy.

10. Mười là Tham:

Cũng chỉ vì mang thân Tứ đại, nên phải Tham để cung phụng cho thân Tứ đại của mình!

11. Mười một là Sân:

Cũng chỉ vì thân Tứ đại, ai nói nặng hay đụng đến thân mình là phải Sân!

12  Mười hai là Si:

Cũng chỉ vì thân Tứ đại, nếu cái nó muốn mà không được, thì nó phải Si !

13. Mười ba là Mạn:

Cũng chỉ vì thân Tứ đại, cộng với vọng thức của con người, nếu ai làm trái ý, nó bộc lộ cái Ngã Mạn ra.

14. Mười bốn là Nghi:

Để bảo vệ thân Tứ đại và vật chất mình có, nên không tin ai, vì chỗ không tin ai, nên người này
nghi ngờ người kia.

Cũng vì chỗ Nghi ngờ này mà thù hằn với nhau!

15. Mười lăm là Ác:

Cũng vì sợ tổn hại đến thân Tứ đại nên bày ra đủ thứ hại người hại vật nên sanh ra Ác!

16. Mười sáu là Kiến:

Cũng chỉ vì thân Tứ đại và Vọng tánh nên sanh ra cái mình nhận định là đúng, nếu ai bác bỏ, liền bảo thủ cho kiến thức mình là hay hơn hết, nên sanh ra Kiến.

- Trên đây là 16 THỨ CĂN BẢN TRONG THẾ GIỚI NÀY, nên sanh ra tranh giành, hơn thua, chém giết với nhau!

Vì vậy, khi loài Người nói riêng, còn vạn vật nói chung, khi bị lực hút của vật chất rồi, bắt buộc phải tuân theo quy luật của nó, không ai có thể nào cưỡng lại được.

Loài Người bị 16 thứ nói trên đã không an rồi, còn bị những người tự xưng mình là Ông này Bà kia nữa, để lường gạt những người ngu khờ, dại dột!

Thật đã bị khổ rồi, lại chồng thêm cái khổ nữa! Cái khổ của người sống nơi Thế giới này, phải chịu quá mức!

Vì thấy loài Người bị mê muội như nói ở trên, nên Thái tử Tất Đạt Đa tìm nhiều phương cách để giúp cho mọi người thoát ra các cái vòng khổ não này.

■ CÁI TÁNH NGƯỜI CỦA MÌNH THẬT RA NÓ KHÔNG CÓ ĐÂU, ĐI VÀO THẾ GIỚI NÀY, VÌ DO CÁI HAM MUỐN CỦA MÌNH MÀ NÓ TẠO THÀNH. TẠO THÀNH CÁI GỌI LÀ CÁI TA ĐÓ, CHỊU BỎ CÁI TA MAU GIẢI THOÁT LẮM, TẠI MÌNH KHÔNG CHỊU BỎ CÁI TA.

- HỎI: NGÃ LÀ GÌ Ạ ?

Thầy Nguyễn Nhân trả lời :

Cái TA là 16 thứ tánh người đó, cái tánh người của mình thật ra nó không có đâu, Tánh Phật đi vào thế giới này, vì do cái ham muốn của mình mà nó tạo thành, tạo thành cái gọi là cái TA đó, chịu bỏ cái TA mau Giải Thoát lắm, tại mình không chịu bỏ cái TA.

Thầy nào cũng giỏi hết, phật tử nào tu theo ông thầy đó cũng giỏi hết, toàn là cái TA không chứ không có cái gì hết. THOÁT RA ÔNG THẦY, THOÁT RA NHỮNG CÁI HỌC CAO HIỂU RỘNG THÌ NÓ MỚI TRỞ VỀ CÁI CHÂN LÝ NÀY ĐƯỢC.
Chứ còn cái TA thì THÔI KHỎI.

(Trích giải đáp Thiền Tông )

● NHẬN RA ĐƯỢC 16 THỨ TÁNH NGƯỜI MỚI KIẾN ĐƯỢC TÁNH PHẬT THANH TỊNH CỦA CHÍNH MÌNH. 

Thientong.com


 


Email: doilanhuhuyen@gmail.com • Copyright © 2023