3.THẾ NÀO LÀ THƯỜNG ĐỊNH?THẾ NÀO LÀ THÀNH PHẬT BẰNG THÂN TỨ ĐẠI...

          *THẾ NÀO LÀ THƯỜNG ĐỊNH?

   - THẾ NÀO LÀ THÀNH PHẬT BẰNG THÂN TỨ ĐẠI, THÀNH PHẬT BẰNG THÂN TRUNG ẤM?

     Đức Phật dùng chữ THƯỜNG ĐỊNH TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM là để hình dung hết thảy sự rốt ráo kiên cố.Bởi vì tất cả vạn sự ,vạn pháp cho dù là thế gian hay xuất thế gian đều có biến hóa , thay đổi và hư hoại .  

     Ngay đến cả thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng không thoát khỏi định luật thành trụ hoại diệt này . Chỉ có Phật Tánh hay nói cách khác là Bản Tánh Chân Tâm của chính mình mới là rốt ráo , kiên cố bởi vì Tự Tánh là Bất Biến còn vạn pháp là tùy duyên .Mà Bất biến là Chân ,Tùy duyên là huyễn hóa .

   Nếu chúng ta luôn sống trong TÁNH THẤY ,BIẾT thì tất cả những hiện tượng vạn pháp sẽ không làm động tâm chúng ta được . Bởi vì Định này rất kiên cố , vững chắc không lay động tâm hồn của chúng ta khi ta phải đối diện với tất cả hiện tượng vạn pháp trong thế gian , cho nên chúng ta sẽ không bị vô minh , phiền não đau khổ quấy phá nữa.

   Do đó nếu chúng ta đạt được  Thường Định thì sẽ đạt được cứu cánh bậc nhất ,nghĩa là phương tiện thắng diệu để đưa ta đến chỗ Giải Thoát  Giac Ngộ mà không có phương tiện nào sánh kịp .THƯỜNG ĐỊNH TRONG TÁNH THẤY BIẾT là cái Định rốt ráo bền chắc ,là Tự Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên ,là Bản Lai Diện Mục ,là Chơn Tâm , là Phật Tri Kiến đã có sẵn trong tất cả chúng ta .Cái Định này không hề dời đổi, không hề tán loạn và cũng không phải công phu tu tập mà có.

   Vì do chúng ta có tâm phân biệt ,duyên theo trần cảnh mà QUÊN MẤT CHÍNH MÌNH mà phiền não phát sinh rồi chuốc lấy quả báo luân hồi ,sinh sinh diệt diệt .Do đó THƯỜNG ĐỊNH là Chơn Tâm sẵn có của tất cả chúng ta và chư phật ,nó bao chùm khắp cả vũ trụ nên gọi là “ TRÙM KHẮP”

   Cái tâm đó thường trong sáng ,không trụ vào đâu nên gọi là “ THƯỜNG ĐỊNH”.Cái tâm này không bị thời gian thay đổi ,hay không gian chuyển dời ,xưa sao nay vậy ,bao giờ cũng vẫn Thường như thế ,ở nơi Chư Phật không thêm và ở nơi chúng sinh cũng không bớt ,Như Như Bất Động nên gọi là “NHƯ LAI”.

   Như vậy khi sống được trong chỗ Thường Định thì tất cả vũ trụ , nhân sinh ,hết thảy muôn pháp ,nhân quả trước sau đều thấy rõ THƯỜNG ĐỊNH giúp cho ta có được Tuệ Giac mà phá trừ tất cả dục vọng ,đánh tan phiền não khổ đau ,tiêu trừ những vô minh đen tối và sau cùng đạt đến Cứu Cánh Tối Thượng là Diệu Giac Như Lai tức là thành Phật.

   Khác với các vị A La Hán là Niết Bàn của họ chỉ là Hóa Thành tức là nơi tạm nghỉ và họ muốn thành Phật thì phải tiếp tục tinh tấn tu hành theo Bồ Tát Đạo mới viên thành Phật Đạo .Ở đây Niêt Bàn của Như Lai chính là Bảo Sở Chân Thật tức là sự Thanh Tịnh ,tịch diệt hoàn toàn viên mãn của Chư Phật .

   Phật và chúng sinh ĐỒNG MỘT THỂ TÁNH CHƠN TÂM , nhưng Chư Phật đã hoàn toàn Giac Ngộ được Thể Tánh ấy . Ngược lại , chúng ta vì mê lầm che mất Thể Tánh Chơn Tâm nên suốt đời sống trong điên đảo khổ đau và chịu trầm luân trong biển sinh tử luân hồi .

   Nhưng Chơn Tâm vẫn theo sát chúng ta trong biển trầm luân này ,không bao giờ mất .Khi ngộ được Chơn Tâm thì chúng ta sẽ thành Phật . Do đó ngộ được Chơn Tâm như người thức giấc mộng ,còn không ngộ được Chơn Tâm như người ngủ chiêm bao .

   Đức Phật có dạy cho chúng ta cách ngộ được Chơn Tâm của chính mình trong lời dạy ẩn ý ở trong số bộ kinh Đại Thừa . chúng ta vì không ngộ được Chơn Tâm nên phải trôi nổi trong biển sinh tử luân hồi ,gánh chịu bết bao phiền não khổ đau ,đời đời kiếp kiếp . Còn Chư Phật có được thần thông tự tại ,trí tuệ vô ngại ,tự do Giai Thoát và vĩnh viễn thoát ly sinh tử luân hồi .

  Trên đây là đề cập đến con đường thành Phật bằng thân tứ đại .

   Ngày nay Huyền Ký Đức Phật truyền theo dòng Thiền Tông đã chỉ cho chúng ta  CON ĐƯỜNG THÀNH PHẬT BẰNG TRUNG ẤM THÂN . CÓ NGHĨA LÀ TRỞ VỀ CỘI NGUẦN CỦA CHÍNH MÌNH CŨNG LÀ NƠI MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT SỐNG ,TRỞ VỀ BẰNG CÔNG THỨC , BẰNG TRUNG ẤM THÂN .

   Người nào muốn thoát khỏi Quy luật sinh tử luân hồi ở thế gian này thì mời vào tham khảo trang thientong.com nhé.


 


Email: doilanhuhuyen@gmail.com • Copyright © 2023