28. Ý NGHĨA TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA QUẢY MỘT CHIẾC DẦY
  • Ý NGHĨA HÌNH TỔ ĐẠT MA QUẢY MỘT CHIẾC GIÀY.
  • KÍNH THƯA BÁC: TỔ BỒ ĐẠT MA “ QUẢY 1 CHIẾC GIÀY” LÀ Ý NGHĨA GÌ, THƯA BÁC?

   Thầy Nguyễn Nhân trả lời:

   -Hình hay tượng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma có 3 hình hay tượng khác nhau, mỗi một hình hay tượng đều có riêng 1 ý. Muốn tìm hiểu về Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thì phải hiểu nguyên cuộc đời của Ngài.

   Theo lịch sử Thiền Tông Phật giáo, Ngài là một Thái Tử con Vua của nước Ấn Độ. Khi Ngài ngộ Thiền Tông, được Tổ Bát Nhã Đa La là vị Tổ Thiền Tông đời thứ 27, truyền “ Bí Mật Thiền Tông” cho ngài và công nhận Ngài là vị đời Tổ thứ 28, nối tiếp Dòng Thiền Tông,

    Trong tập Huyền Ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nêu đích danh ngài: Có nhiệm vụ dẫn Nguồn Thiền Tông về Phương Đông.

   Vị Tổ Thiền Tông đời thứ 27 có trình cho Đức Vua Bồ Đề Anh Đa là cha của Bồ Đề Đạt Ma biết.

   Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma được truyền Bí Mât rồi, cha Ngài mới đề cử Ngài nhận 2 nhiệm vụ:

   1/- Là Sứ Giả: Đem toàn bộ kinh sách của Đức Phật dạy 6 Pháp Môn về Phương Đông,

   2/- Có nhiệm vụ truyền Tổ vị Thiền Tông đời thứ 29 cho người Phương Đông.  

  • Để nhiệm vụ của Ngài hoàn thành viên mãn, Đức vua mới trợ giúp cho Ngài như sau:

   + Cung cấp cho Ngài chiếc Thuyền Rồng.

   + Đề cử 12 vị, từng là sứ giả thường xuyên đến nước Trung Hoa đi theo Ngài, có nhiệm vụ dịch toàn bộ Kinh của Đức Phật dạy, tiếng Ân Độ sang tiếng Trung Hoa, để người Trung Hoa hiểu được lời của Đức Phật dạy.

     Đến đây, người nào muốn tìm hiểu Tổ:

+ Quảy 1 chiếc giầy.

+  Quảy 1 cái bị.

+  Gánh 2 cái bao,

   Thì phải hiểu như sau:

    Khi Ngài Lư Huệ Năng nhận tổ vị đời thứ 33, khi Tổ Huệ Năng được 74 tuổi, Ngài vâng lời Đức Phật ghi trong Huyền Ký là phải Công Bố toàn tập Huyền Ký này ra, để cho tất cả ai muốn biết tu Giác Ngộ và Giải Thoát biết, thì phải tu theo Pháp Môn “ Như Lai Thanh Tịnh Thiền”

   Để cho nhiều người biết rõ tu Pháp Môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền là tu làm sao? Chỉ có một con đường là phải Công Bố Pháp Môn này ra cho đại chúng biết. Đồng nghĩa , Pháp Môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền không còn là Bí Mật nữa.

   Cũng vì lẽ đó, mà Tổ thứ 33 này, Pháp Môn Thiền Tông không còn được truyền nữa, nên chấm dứt truyền Y bát và Bí Mật Thiền Tông từ đây. 

  Đức Lục Tổ Huệ Năng có dạy các môn đồ của Ngài : Để nhớ ơn của Tổ Bồ Đề Đạt Ma , đem Pháp Môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa , các đệ tử mỗi người vẽ lại công lao của Tổ bằng 1 hình ảnh nói lên công lao ấy, người nào tham dự vẽ ảnh phải ghi, chú thích rõ ràng về bức ảnh do mình vẽ ra.

 Trong buổi lễ trình ảnh này, có tất cả 12 bức, có 3 bức ảnh được chấm giải đạt là của 3 người.

   1/ - Ông Pháp Đạt, vẽ bức ảnh Tổ Bồ Đề Đạt Ma gánh 1 cái gánh có 2 cái bao ở 2 đầu gánh.

   Ông chú thích là Tổ gánh, gánh Kinh từ Ấn Độ sang nước Trung Hoa.

   2/- Ông Chí Thường, vẽ bức ảnh Tổ quẩy 1 bị

  Ông chú thích là Tổ quay cái bị Kinh từ nước ấn Độ sang nước Trung Hoa

   3/- Ông Thần Hội, vẽ bức ảnh Tổ quẩy 1 chiếc giầy trở về “ Quê hương cũ của Tổ” và có chú thích 8 câu như sau:

                        Thiền Tông là “ Nhất Tự Thiền”

                   Đưa người Thanh Tịnh về Miền Quê Xưa

                       Thiền Tông Phật dạy ngày xưa

                   Chỉ tu Nhất Tự, Quê xưa hiện liền! 

                      Lòng người bị đảo nên điên !

                 Ngày đêm cầu lậy, nên điên muôn đời!

                      Thiền Tông “ Nhất tự Thiền” thời

                  Đưa người Thanh Tịnh về nơi quê nhà!

  Ba hình ảnh này được lưu truyền trong dòng thiền Tông cho dến ngày nay. Vì vậy, khi bước vào điện Tổ Thiền Tông nào, thấy 1 trong 3 hình hay tượng nói trên, thì quí vị biết chùa đó cảm ơn Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở góc độ nào.            

                                        

 

 


 


Email: doilanhuhuyen@gmail.com • Copyright © 2023