ĐỨC PHẬT DẠY CHỖ TUYỆT MẬT VÀ CĂN BẢN CHO NGƯỜI TU THIỀN TÔNG. ĐỂ TRỞ VỀ BỂ TÁNH THANH TỊNH PHẬT TÁNH THÌ PHẬT TÁNH CỦA MỖI NGƯỜI PHẢI NHƯ THẾ NÀO?

+ CÔNG ĐỨC LÀ GÌ? Tạo ra Công Đức bằng cách nào và để làm gì?

Trưởng ban trả lời:

- Pháp môn thứ sau này, Đức Phật dạy:

+ Vị nào thực hiện được thì dòng điện từ Âm Dương luôn lúc nào cũng quét qua vỏ bọc tánh người để đưa tánh người đi theo dòng luân hồi, nhưng vì Tánh người trạng thái Thanh Tịnh, nên không nhô ra những cái suy nghĩ, nên dòng điện từ Âm Dương không có gì để quét. Nếu vị nào tập cho được thuần thục, thì dòng luân hồi không kéo được người đó, nhờ vậy Tánh Phật trong người đó dễ dàng được Giải Thoát. Nhưng lúc này Tánh Người mới được thong thả thôi.

PHẬT TÁNH Ở TRONG VỎ BỌC TÁNH NGƯỜI MUỐN TRỞ VỀ BỂ TÁNH THANH TỊNH PHẬT TÁNH PHẢI CÓ 1 TRONG 2 PHẦN CÔNG ĐỨC NHƯ SAU:

1. Công Đức, nhiều hay ít, nhờ Điện Từ Quang (Hoa Tiêu) hút qua Cửa Hải Triều Dương để vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh.

2. Công Đức Vô Lượng thì tự nó vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh.

Công Đức để làm gì?

- Công Đức là để hình thành ra Pháp Thân Thanh Tịnh, cái Pháp Thân Thanh Tịnh này là cái vỏ bọc hình thể của một vị Phật, nhờ cái vỏ bọc này mà Phật Tánh mới vào an trú trong đó để một vị Phật ra đời.

Đức Phật dạy:

- Khi Tánh Phật ở trong vỏ bọc Tánh người vượt qua Cửa Hải Triều Dương, thì Tánh Người lúc này chỉ còn là cái vỏ bọc trống rỗng, tự nhiên nó phải di chuyển theo dòng luân hồi để tiếp nhận tánh khác từ cõi cao xuống hay từ cõi thấp lên

Đức Phật dạy chỗ Tuyệt Mật này:

- Pháp môn Thiền Tông Học này Như Lai chỉ dạy riêng cho các vị Tổ Sư Thiền có nhiệm vụ dẫn Mạch Nguồn Thiền Tông chảy riêng theo dòng Thiền của nó mà thôi. Còn vào thời Mạt Thượng Pháp, vị nào tiếp nhận được Mạch Nguồn Thiền Tông mới hiểu. Sau đó, vị nào đạt được “Bí Mật Thiền Tông” mới được phép cung cấp cho vị này những pháp yếu mà Như Lai dạy nơi dòng Thiền Tông.

*Đức Phật dạy Căn Bản cho người tu Thiền Tông:

Khi loài người văn minh lên cao, muốn tu theo pháp môn Thiền Tông Học này phải hiểu thật rõ:

1.  Phải hiểu Căn Bản 16 thứ Tánh Người

2. Phải hiểu Căn Bản 4 thứ của Tánh Phật.

3. Phải hiểu Quy luật nhân quả cuốn hút vật lý Âm Dương nơi đây.

4. Phải hiểu Công Thức thoát ra ngoài Quy luật nhân quả này.

- Còn trong vật lý:

1. Cất chùa to, bị vướng vào chùa ấy.

2. Có tượng Phật lớn, họ vướng vào tượng Phật ấy.

3. Thầy nào nói hay, bị vướng vào ông thầy ấy.

4. Thầy nào có danh tiếng lớn, tiền nhiều, học vị cao thì bị vướng vào các thứ ảo ấy.

NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG SỐNG, CHẾT CỦA THÂN MẠNG MÌNH KHÔNG MÀNG ĐẾN.

+ Người tu theo Thiền Tông không biết những phần Căn Bản nói trên thì tu vô ích, vô tình người tu làm theo sự xúi bảo của Ma Vương.

+ Chúng tôi xin nói thật rõ PHẦN BÍ YẾU của pháp môn Thiền Tông học này:

- Đức Phật không cho viết ra thành sách, nên gọi là “BẤT LẬP VĂN TỰ”.

- Vì Pháp môn Thiền Tông Học này không viết ra thành văn, nên không truyền theo kinh điển bình thường được, nên được gọi là “GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN”.

- Pháp môn Thiền Tông Học này, Đức Phật chỉ thẳng cái gì là Tánh người, nên được gọi là “CHỈ THẲNG NHÂN TÁNH”

- Pháp môn Thiền Tông học này, Đức Phật nói rõ Tánh Phật là gì, ai nhận ra Tánh Phật của mình rồi, thì mới mong thành Phật được, nên Như Lai dạy “KIẾNTÁNH THÀNH PHẬT "

TÁNH NGƯỜI CHẤP NGÃ NÊN KHI NGHE CÁI GÌ KHÔNG THUẬN VỚI Ý CỦA MÌNH LÀ CHỬI LIỀN

1. Nhất tự thiền là tu làm sao?

2. Tạo ra Công Đức bằng cách nào và để làm gì?

3. Ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh là gì?

   4. Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, sau này có ai hỏi, chúng con phải dạy họ như thế nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?

    Ngài Xá Lợi Phất từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chắp tay, bạch cùng Đức Phật rằng:

    - Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con nguyên do ban đầu Đức Thế Tôn dạy chúng con pháp môn Thanh Tịnh Thiền, mà chúng con nói là Như Lai bị Ma ám. Tại sao chúng con có những lời nói như vậy, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

    Đức Phật dạy:

   - Trong mỗi con người có 2 tánh:

   1. Tánh Phật Thanh Tịnh.

   2. Tánh Người là CHẤP NGÃ

Vì vậy, khi các ông vừa nghe Như Lai nói tu Thanh Tịnh Thiền là không được dụng công. Các ông không bình tĩnh để hỏi cho rõ, vì sao không dụng công, mà các ông sử dụng tánh Nghi của tánh Người nên mới nói như vậy.

Như Lai nói cho các ông rõ: Khi Như Lai dạy pháp môn Thanh Tịnh Thiền này thì có:

1. Rất nhiều Chư Phật phân thân đến chứng kiến.

2. Vị Thần Kim Cang, luôn lúc nào cùng theo bên Như Lai để hộ trì chánh pháp Thanh Tịnh Thiền này.

Vì vậy, khi Như Lai tuyên dạy pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, nếu có ai khinh chê hay chống đối thì bị vị Thần Kim Cang sử dụng chài Kim Cang đánh trả lời khinh chê hay chống đối trở lại người đó. Vì bị lực đánh trả của vị Thần Kim Cang, nên người này bị bệnh. Nhẹ thì bị tật nguyền, còn nặng là mất mạng! Vì vậy, Như Lai phải bủa Đại Thần Lực Thanh Tịnh thiền để phá cái Âm lực của chài Kim Cang đánh trả, để các ông không bị bệnh.

Ngài Xá Lợi Phất nghe Đức Phật trả lời cho mình, tự động khóc và trình với Đức Phật:

- Chúng con theo Đức Thế Tôn tu học đã lâu mà không phân biệt tu sao Giải Thoát, tu sao luân hồi. Ông vừa nói vừa khóc và lạy Đức Phật rồi lui ra.

  Ông cư sỹ Phát Thành Luận, từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, chắp tay bạch cùng Đức Phật rằng:

Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con 4 câu:

1. Nhất Tự Thiền là tu làm sao?

2. Công Đức là gì? Tạo ra Công Đức bằng cách nào và để làm gì?

3. Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh là gì?

   4. Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này, sau này có ai hỏi, chúng con phải dạy họ như thế nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?

Đức Phật dạy:

- Này ông Phát Thành Luận, Như Lai trả lời 4 câu hỏi của ông:

+ Câu 1: Nhất Tự Thiền là tu 1 chữ. Một chữ này có 4 chữ để tu: Buông, Dừng, Thôi, Dứt.

+ Câu 2: Tạo ra Công Đức là giúp cho người khác biết được Công Thức Giải Thoát này, khi họ thực hành được thành công thì ông mới có Công Đức.

+ Câu 3: Ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh, là Ngôi Nhà trong Bể Tánh Thanh Tịnh, để cho 1 vị Phật ở.

+ Câu 4: Pháp môn Thanh Tịnh Thiền và Công Thức Giải Thoát này, chỉ dạy cho những người nào thật tình muốn Giải Thoát tìm cách giúp họ. Còn người nào ông nói mà họ không nghe. Họ đưa kiến thức học của họ ra để tranh luận với ông. Một lời không nói, một chữ ông cũng không hé môi.

Ông phải học thuộc lòng 12 câu kệ như dưới đây:

Thiền Thanh là Nhất Tự Thiền

  1. Buông Dừng, Thôi, Dứt” hết liền tử sanh
  2. Ở trong Vật lý đua tranh

Dua tranh càng mạnh, tử sanh kéo mình!

Muốn hết tử sanh phải “Dừng”

“Dừng” tìm “Dừng” kiếm, “Dừng” luôn luận bàn

Tâm “Dừng” thì được bình an

“Dừng” theo Vật lý, muôn ngàn an vui.

Thiền Thanh phải bỏ cái “Tôi”

  1. Vì Tôi là Ngã, luân hồi phải đi
  2. Như Lai: Nhất Tự thiền thì
  3. Tánh an là được, việc chi cũng lìa
  4.  
  5. Ông cư sỹ Phát Thành Luận, đã rõ thông những câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng cám ơn Đức Phật rồi đảnh lễ lui ra.
  6. (Trích sách Thiền Tông “Đức Phật dạy tu Thiền Tông” và “Những câu hỏi về Thiền Tông” của soạn giả Nguyễn Nhân).

 


Email: doilanhuhuyen@gmail.com • Copyright © 2023